Chuyên đề 18. Tổng hợp hữu cơ

So sánh tính chất của các chất hữu cơ

     Bài tập so sánh tính chất các hợp chất hữu cơ thường gặp các dạng: so sánh nhiệt độ sôi, so sánh tính axit, so sánh tính bazơ, so sánh pH, so sánh độ linh động của nguyên tử H... Sau đây, bài viết tổng kết lại các kiến thức so sánh một số tính chất quan trọng của các chất hữu cơ:

1. So sánh nhiệt độ sôi

     Khi so sánh nhiệt độ sôi của hợp chất hữu cơ, cần nắm được những quy luật sau:

- Đối với các chất hữu cơ có khối lượng phân tử tương đương thì nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều:

axit > ancol, phenol, amin > anđehit, xeton > dẫn xuất halogen, ete, este > hiđrocacbon

(các chất tạo được liên kết hiđro liên phân tử và liên kết hiđro càng bền thì nhiệt độ sôi càng cao).

Xem tiếp...

Đồng phân của hợp chất hữu cơ

     Khi học các chất hữu cơ cụ thể, các em đã được làm các bài tập viết công thức cấu tạo để xác định số đồng phân của chất hữu cơ. Nhưng những bài tập đó thường chỉ yêu cầu chúng ta xác định số đồng phân của một chức hữu cơ cụ thể. Bài viết này sẽ đề cập đến viêc xác định số đồng phân ứng với một công thức cho trước nhưng chưa biết chất hữu cơ đó thuộc loại nào. 

     Để viết được số đồng phân của chất CxHyOzNtClm nhưng chưa biết đặc điểm cấu tạo ta phải:

Xem tiếp...

Sơ đồ chuyển hoá của các chất hữu cơ

     Bài tập về sơ đồ chuyển hoá cũng là dạng bài tập hay gặp đối với các chất hữu cơ. Để làm được những bài tập ở dạng này, người học phải kết hợp được kiến thức của phần tính chất hoá học và các phương pháp điều chế. 

     Hochoaonline.net mời các em thử sức với các bài tập sau:

Xem tiếp...

Điều chế hợp chất hữu cơ

     Ở các bài học riêng lẻ, các em đã học cách điều chế các hợp chất hữu cơ riêng lẻ. Mời các em cùng vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập sau:

Xem tiếp...

Bài toán hỗn hợp chất hữu cơ

     Khi tìm hiểu về các loại chất hữu cơ cụ thể, các em đã gặp và làm nhiều bài toán hỗn hợp. Bài viết này chủ yếu đề cập đến hỗn hợp các hợp chất hữu cơ chứa các loại nhóm chức khác nhau. Muốn làm được các bài tập dạng này, các em phải nắm được tính chất hoá học và đặc điểm phản ứng của các chất hữu cơ riêng lẻ. 

     Hochoaonline.net giới thiệu các bài tập tham khảo sau đây:

Xem tiếp...

Nhận định, phát biểu về chất hữu cơ

     Trong các đề thi và đề kiểm tra hay gặp các bài tập nhận định về các chất hữu cơ. Ở các bài tập này, người làm phải chỉ ra được nhận định nào đúng, phát biểu nào sai. Các nhận định, phát biểu được đưa ra có liên quan đến nhiều phần kiến thức như: khái niệm, phân loại, tên gọi, đồng phân, tính chất vật lí, tính chất hoá học, cách điều chế... Như vậy, để xác định được tính đúng, sai của các nhận định đòi hỏi người học phải có kiến thức sâu rộng về các chất hữu cơ.

     Hochoaonline.net mời các bạn tham khảo các bài tập sau:

Xem tiếp...

Nhận biết hợp chất hữu cơ

     Tuỳ thuộc vào cấu tạo, các hợp chất hữu cơ có những phản ứng đặc trưng mà hiện tượng có thể quan sát được bằng trực quan có thể dùng để nhận biết. Một số phản ứng thường gặp là:

1. Phản ứng với dung dịch brom

- Các chất tham gia phản ứng và làm nhạt (mất) màu dung dịch brom gồm:

+ Chất có chứa liên kết bôi C=C hoặc CΞC nằm ngoài vòng benzen.

+ Xicloankan có vòng 3 cạnh.

+ Có nhóm chức -CHO (trường hợp này đòi hỏi dung môi phản ứng là nước).

- Các chất tham gia phản ứng, làm nhạt (mất) màu dung dịch brom và tạo kết tủa trắng: chất có nhóm OH hoặc NH2 gắn trực tiếp với vòng benzen chưa có nhánh ở ít nhất 1 trong các vị trí o-, p-.

Xem tiếp...

Khả năng phản ứng của các chất hữu cơ

      Trong các đề thi tuyển sinh, bài tập về khả năng phản ứng của các chất hữu cơ được đưa vào tương đối nhiều. Thường gặp ở dạng:

- Cho dãy các chất:.... Có bao nhiêu chất trong dãy trên có phản ứng với...?

- Cho dãy các chất:.... Những chất nào có khả năng tham gia phản ứng với...?

- Hoặc bài tập tìm cấu tạo của chất phù hợp với những phản ứng minh hoạ tính chất được đưa ra.

     Để làm được những bài tập như thế đòi hỏi người học phải có cái nhìn tổng quát về tính chất hoá học của các chất hữu cơ. Hochoaonline.net xin được tổng kết về điều kiện và hiện tượng của một số phản ứng thường gặp:

Xem tiếp...