Chuyên đề 4. Phi kim 2 - Nhóm VA và IVA

Muối cacbonat

     Muối cacbonat là muối của axit cacbonic, nó gồm 2 loại nhỏ là muối cacbonat CO32- và hiđrocacbonat HCO3-.

I. TÍNH TAN

     Các muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm (trừ Li2CO3), amoniac và các muối hidrocacbonat dễ tan trong nước (trừ NaHCO3 ít tan). Các muối cacbonat trung hoà của những kim loại khác không tan hoặc ít tan trong nước.

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Sự thuỷ phân

     Muối cacbonat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:

Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH

→ trong một số phản ứng trao đổi Na2CO3 đóng vai trò như 1 bazơ:

 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Chú ý: Muối (NH4)2CO3 có môi trường trung tính.

2. Phản ứng nhiệt phân

- Muối cacbonat tan không bị nhiệt phân (trừ muối amoni), muối cacbonat không tan bị nhiệt phân:

MgCO3 → MgO + CO2 (t0)

 - Tất cả các muối hiđrocacbonat đều bị nhiệt phân:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

3. Tính chất hóa học chung của muối

- Tác dụng với axit → muối mới + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Chú ý:   Nếu cho H+ vào muối tan thì CO32- → HCO3­- → H2O + CO2.

            Nếu cho H+ vào muối không tan thì CO32- → CO2 + H2O.

- Tác dụng với dung dịch bazơ → muối mới + bazơ mới      

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

- Tác dụng với muối → 2 muối mới                                      

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

- Tác dụng với kim loại đứng trước kim loại tạo muối → muối mới + kim loại mới

Cu(HCO3)2 + Mg → Mg(HCO3)2 + Cu

III. NHẬN BIẾT

     Cho tác dụng với axit → CO2

CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O

     Hochoaonline.net giới thiệu các bài tập về muối cacbonat để các em tham khảo: