Amin là dẫn xuất của amoniac vì vậy tính chất của amin có nhiều điểm tương tự amoniac. Cũng như amoniac tính bazơ của amin là do nguyên tử N trong amin còn một cặp electron chưa tham gia liên kết có khả năng nhận proton (H+). Điện tích âm ở nguyên tử N càng lớn khả năng nhận H+ càng tăng thì tính bazơ càng mạnh. Khi nguyên tử N liên kết với các gốc hiđrocacbon no (tác nhân đẩy e) thì làm tăng tính bazơ, còn nếu nguyên tử N liên kết với gốc hiđrocacbon không no, thơm (tác nhân hút e) thì tính bazơ giảm. Tóm lại thứ tự tính bazơ được xếp theo chiều tăng dần là:
(Rthơm)3N < (R thơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < Rno NH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N
Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.
Các amin no, mạch hở cũng như amoniac thể hiện tính bazơ khi tác dụng với quỳ tím làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, tác dụng với axit tạo muối amoni, tác dụng với dung dịch muối tạo hiđroxit không tan. Các amin thơm cũng là bazơ nhưng không đủ mạnh để làm quỳ tím đổi màu.
Trong phản ứng với axit ta thường sử dụng bảo toàn khối lượng: mamin pư + maxit pư = mmuối và lưu ý thêm rằng số mol H+ = số mol amin. số chức amin.
Mời các bạn cùng tham khảo một số bài tập, câu hỏi sau của hochoaonline.net: