Chương 7. Sắt và Một số kim loại quan trọng

Lý thuyết về chì và thiếc

1. Chì

- Cấu hình e nguyên tử: 82Pb: [Xe]4f145d106s26p2.

- Vị trí: ô 82, nhóm IVA, chu kỳ 6.

- Màu trắng hơi xanh, mềm, dễ dát mỏng, kéo sợi; D = 11,34g/cm3; t0nc = 327,40C, t0s = 17450C.

- Tính khử yếu. Mặc dù Pb đứng trước H nhưng không tan trong HCl, H2SO4 loãng do tạo kết tủa bảo vệ, tan nhanh trong H2SO4 đặc do tạo Pb(HSO4)2 dễ tan, tan dễ trong HNO3 loãng, tan chậm trong HNO3 đặc, tan chậm trong kiềm đặc nóng. Pb bền trong không khí do lớp oxit bảo vệ nhưng khi đun nóng thì tạo PbO, Pb không tác dụng với nước nhưng bị ăn mòn tạo ra Pb(OH)2.

2. Thiếc

- Cấu hình e nguyên tử: 50Sn: [Kr]4d105s25p2.

- Vị trí: ô 50, chu kỳ 5, nhóm IVA.

- Màu trắng bạc, dẻo, t0nc = 2320C, t0s = 26200C. Thiếc xám bền ở < 140C có D = 5,85g/cm3. Thiếc trắng bền ở >140C có D = 7,92g/cm3.

- Tính khử yếu hơn Zn và Ni: Ở điều kiện thường không phản ứng với O2 ở nhiệt độ cao tạo SnO2, tan chậm trong HCl, H2SO4 loãng tạo muối Sn(II), với HNO3 loãng tạo muối Sn(II) nhưng không giải phóng H2, với HNO3 và H2SO4 đặc tạo Sn(IV). Thiếc tan trong kiềm đặc nhưng bền ở đk thường do lớp oxit bảo vệ.

     Mời các bạn tham khảo các bài tập sau: