Do chứa liên kết pi kém bền (nằm trong liên kết đôi C=C) nên phản ứng đặc trưng của alkene là phản ứng cộng với trung tâm phản ứng là liên kết đôi C=C.
1. Cộng H2
CnH2n + H2 → CnH2n+2 (Ni, t0)
Đặc điểm của phản ứng cộng H2 vào alkene:
+ Tỉ khối của hỗn hợp khí sau phản ứng bao giờ cũng tăng (do số mol khí giảm còn khối lượng thì không đổi) do đó ntrước.Mtrước = nsau.Msau.
+ nkhí giảm = nH2 đã tham gia phản ứng. Chú ý áp dụng bảo toàn khối lượng, bảo toàn H, bảo toàn C.
2. Cộng dung dịch Br2
CnH2n + Br2 → CnH2nBr2
(nâu đỏ) (không màu)
→ dung dịch Br2 là thuốc thử để nhận biết alkene.
- Cho alkene qua dung dịch bromine thì khối lượng bình đựng nước bromine tăng là khối lượng của các alkene đã bị giữ lại trong bình, thể tích khí giảm là thể tích alkene đã phản ứng với dung dịch bromine. Nếu dung dịch bromine mất màu thì bromine hết, nếu dung dịch bromine nhạt màu thì alkene hết.
- Nếu cho alkene phản ứng với hydrogen rồi mới cho hỗn hợp vào phản ứng với nước bromine thì nalkene = nH2pư + nBr2pư.
3. Phản ứng cộng HX (H2O/H+, HCl, HBr…)
CnH2n + HX → CnH2n+1X
Chú ý:
- Phản ứng cộng HX vào alkene bất đối tạo ra hỗn hợp 2 sản phẩm.
- Sản phẩm chính của phản ứng cộng được xác định theo quy tắc cộng Markovnikov: H cộng vào C ở liên kết đôi có nhiều H hơn còn X vào C ở liên kết đôi có ít H hơn.
- Nếu thực hiện phản ứng cộng HBr vào alkene có xúc tác peroxide thì sản phẩm chính lại ngược quy tắc Markovnikov.
4. Phản ứng trùng hợp
- Là quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn (hợp chất cao phân tử).
- Sơ đồ phản ứng trùng hợp:
nA → (B)n (t0, xt, p)
- Tên B = poly + tên monomer (nếu tên monomer gồm nhiều từ thì đặt trong ngoặc).
nCH2=CH2 → (-CH2–CH2-)n
(Poly Ethylene hay PE)
nCH2=CH–CH3 → (-CH2–CH(CH3)-)n
(Poly Propylene hay PP)
Chú ý bảo toàn m, bảo toàn nguyên tố.
Hochoaonline.net giới thiệu đến các bạn các bài tập tham khảo sau: