Chương 5. Đại cương về kim loại

Điều chế kim loại và phản ứng nhiệt luyện

     Do kim loại có rất nhiều tính chất vật lý quý báu, mặt khác trong tự nhiên rất hiếm kim loại có sẵn nên chúng ta phải điều chế kim loại. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là dùng chất khử, khử ion kim loại có trong kim loại thành kim loại đơn chất. Quá trình này còn gọi là hoàn nguyên kim loại.

     Tùy theo chất khử sử dụng khác nhau mà chúng ta có các phương pháp điều chế sau:

1. Phương pháp thuỷ luyện     

- Phương pháp thủy luyện có hai giai đoạn:

     + Thứ nhất là hòa tan quặng (nguyên liệu).

     + Thứ hai là dùng kim loại mạnh hơn đẩy kim loại cần điều chế ra khỏi dung dịch.

- Phương pháp này thường được dùng để điều chế các kim loại yếu (về nguyên tắc có thể điều chế các kim loại sau Mg).

2. Phương pháp nhiệt luyện

- Nguyên tắc của phương pháp nhiệt luyện là dùng chất khử C, CO, H2, Al, NH3 ... khử oxit kim loại sau Al ở nhiệt độ cao thành kim loại đơn chất.

- Phương pháp này thường dùng để điều chế các kim loại trung bình (với các kim loại yếu chỉ cần đun nóng oxit đã tự phân hủy thành kim loại và oxi).

3. Phương pháp điện phân

     Về phương pháp điện phân thì chất khử chính là dòng điện ở catot. Điện phân có 2 loại là điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch. Phương pháp điện phân nóng chảy thường dùng để điều chế các kim loại mạnh (từ đầu dãy điện hoá đến nhôm). Phương pháp điện phân dung dịch có thể dùng để điều chế kim loại nằm sau Mg nhưng thường được dùng để điều chế kim loại đứng sau H2. Nội dung này các bạn tham khảo ở chuyên mục Sự điện phân nhé.

     Dưới đây là câu hỏi và bài tập tham khảo: