Trong bài viết này chúng ta tìm hiểu về phản ứng của kim loại với phi kim (thường gặp là oxi, lưu huỳnh và clo). Trong phản ứng này cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Với oxi
- Oxi tác dụng mạnh ở nhiệt độ thường với các kim loại mạnh, các kim loại trung bình phản ứng ở nhiệt độ cao còn với các kim loại sau Cu (trong dãy hoạt động hóa học) sẽ không phản ứng (vì vậy chúng ta thấy vàng, bạc và bạch kim thường dùng làm trang sức do vẻ sáng của nó không bị mất do phản ứng với oxi).
- Với sắt phản ứng thường tạo hỗn hợp các oxit lúc này các bạn hãy nhớ đến phương pháp quy đổi hoặc bảo toàn e...
- Nếu lớp oxit tạo ra có cấu trúc đặc khít thì phản ứng sẽ chỉ dừng lại ở bề mặt (như Al; Zn; Sn), còn nếu lớp oxit không khít thì kim loại sẽ bị ăn mòn đến hết. Chính vì vậy mà Al, Zn, Sn hoạt động mạnh hơn Fe nhưng bền hơn và còn được dùng để tráng lên bề mặt của Fe để bảo vệ.
2. Với lưu huỳnh
- Lưu huỳnh là chất rắn nên phản ứng thường không hoàn toàn vì vậy thường gặp bài toán hiệu suất.
- Lưu huỳnh phản ứng với thủy ngân rất dễ nên được dùng làm chất khử độc thủy ngân
- Lưu huỳnh có tính oxi hoá yếu nên thường tạo muối trong đó kim loại có hoá trị thấp (ví dụ sắt thì chỉ tạo muối FeS).
3. Với clo
Với clo là một phi kim mạnh nên phản ứng với các kim loại sẽ tạo thành muối trong đó kim loại có hóa trị cao.
4. Các chú ý khi làm các bài tập tính toán
- Định luật bảo toàn e: Tổng số mol e mà kim loại cho = Tổng số mol e mà phi kim nhận.
- Định luật bảo toàn khối lượng: mkim loại + mphi kim = moxit + mmuối.
Dưới đây là một số bài tập tham khảo: