Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

Bài 1 (20). Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li lì gì? Lấy các ví dụ minh họa?

            Lời giải

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong các chất:

- chất kết tủa:

            Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

CO32- + Ca2+ → CaCO3

- chất điện li yếu:

            NaF + HCl → NaCl + HF

            F- + H+ → HF

- chất khí:

            K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2

            CO32- + 2H+ → H2O + CO2

Bài 2 (20). Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit với hidroxit có tính bazơ và phản ứng giữa các muối cacbonat với dung dịch axit rất dễ xảy ra?

            Lời giải

 

- Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì phản ứng luôn tạo thành H2O là chất điện li rất yếu.

- Phản ứng giữa dung dịch axit và muối cacbonat rất dễ xảy ra vì phản ứng luôn tạo thành H2O là chất điện li rất yếu và khí CO2.

Bài 3 (20). Lấy một số thí dụ chứng minh rằng: bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion?

            Lời giải

Lấy ví dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion:

- Phản ứng của NaOH và HCl:                      

                        NaOH + HCl → NaCl + H2O

                        OH- + H+ → H2O

- Phản ứng của Na2CO3 với HNO3:

                        Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2

                        CO32- + 2H+ → H2O + CO2

- Phản ứng của MgCl2 + NaOH:

                        MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2

                        Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

- Phản ứng của AgNO3 và MgCl2:

                        2AgNO3 + MgCl2 → Mg(NO3)2 + 2AgCl

Bài 4 (20). Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

            A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch

            B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch là lớn nhất

            C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

            D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li

            Lời giải

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

            C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Bài 5 (20). Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng (nếu có) xảy ra rong dung dịch giữa các cặp chất:

            a. Fe2(SO4)3 + NaOH              b. NH4Cl + AgNO3                C. NaF + HCl

            d. MgCl2 + KNO3                   e. FeS(r) + HCl                        g. HClO + KOH

            Lời giải

Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng (nếu có) xảy ra rong dung dịch giữa các cặp chất:

a.         Fe2(SO4)3+ 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

            Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

b.         NH4Cl + AgNO3 → AgCl + NH4NO3

            Ag+ + Cl- → AgCl

c.         NaF + HCl → NaCl + HF

            F- + H+ → HF

d.         MgCl2 + KNO3 → không xảy ra

e.         FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

            FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S

g.         HClO + KOH → KClO + H2O

            HClO + OH- → ClO- + H2O

Bài 6 (20). Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo thành kết tủa Fe(OH)3:

            A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4                        B. Fe2(SO4)3 + KI

            C. Fe(NO3)3 + Fe                                            D. Fe(NO3)3 + KOH

            Lời giải

Phản ứng tạo được kết tủa Fe(OH)3 là:

            D. Fe(NO3)3 + KOH

Bài 7 (20). Lấy ví dụ và viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho các phản ứng sau:

a. Tạo thành kết tủa

b. Tạo thành chất điện li yếu

c. Tạo thành chất khí

            Lời giải

Lấy ví dụ và viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho các phản ứng sau:

a. Tạo thành kết tủa

            Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

            CO32- + Ca2+ → CaCO3

b. Tạo thành chất điện li yếu

            2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O

            H+ + OH- → H2O

c. Tạo thành chất khí

            Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

            2H+ + S2- → H2S