Bài 12: Luyện tập Amin, Aminoaxit, Peptit, Protein

Bài 1 (58). Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh:

            A. C6H5NH2                                                   B. H2NCH2COOH    

C. CH3CH2CH2NH2                                       D. H2N – CH(COOH) – CH2 – CH2COOH

Lời giải

Chất làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:

            C. CH3CH2CH2NH2

(A, B không làm đổi màu quỳ tím; D làm quỳ tím đổi sang màu đỏ).

Bài 2 (58). C2H5NH2 trong H2O không phản ứng với chất nào trong số các chất sau:

            A. HCl                        B. H2SO4                    C. NaOH                     D. Quỳ tím

            Lời giải

 

C2H5NH2 trong nước không phản ứng với:

            C. NaOH

Bài 3 (58). Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa tirozin                                                           với các chất:

            a. HCl                                      b. Nước brom

            c. NaOH                                  d. CH3OH/HCl (hơi bão hòa)

            Lời giải

Phương trình hóa học các phản ứng xảy ra:  

 Bài 4 (58). Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau đây:

a. CH3NH2, H2N-CH2-COOH, CH3COONa.

b. C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3CHO

            Lời giải

Phân biệt các dụng dịch riêng biệt bằng phương pháp hóa học:

a. CH3NH2, H2N-CH2-COOH, CH3COONa.

 

CH3NH2

H2NCH2COOH

CH3COONa

Quỳ tím

Xanh

Tím

Xanh

HNO2

N2­

Ö

x

            CH3NH2 + HNO2 → CH3OH + N2 + H2O

b. C6H5NH2 (1), CH3-CH(NH2)-COOH (2), CH2OH-CHOH-CH2OH (3), CH3CHO (4)

 

(1) Anilin

(2) Alanin

(3) Glixerol

(4) Anđehit axetic

dd Br2

¯ trắng

x

x

Mất màu

Cu(OH)2

Ö

Dung dịch xanh

Phức xanh lam

Ö

 

            CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

            3C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H7O3)2Cu + 2H2O

            2H2N-CH(CH3)COOH + Cu(OH)2 → [H2N-CH(CH3)-COO]2Cu + 2H2O

Bài 5 (58). Cho 0,01mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thì được 1,815 gam muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì thấy tỉ lệ mol giữa A và NaOH là 1:1.

a. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A biết rằng A có mạch C không phân nhánh và A là a - amino axit.

b. Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế khi:

- Thay đổi vị trí nhóm amino.

- Thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí a.

            Lời giải

a. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của A:

- Số mol HCl:

            nHCl = 0,08.0,125 = 0,01mol.

- Gọi công thức tổng quát của A là R(NH2)x(COOH)y. Các phản ứng hóa học:

                        R(NH2)x(COOH)y + yNaOH → R(NH2)x(COONa)y + yH2O

Theo bài:                     1                      1                                                                      (mol)

                        R(NH2)x(COOH)y + xHCl → R(NH3Cl)x(COOH)y

Theo bài:                     0,01                 0,01     →        0,01                                         (mol)

- Ta có:

            + Phản ứng với NaOH: 1.1 = y.1 → y = 1.

            + Phản ứng với HCl: 0,01x = 0,01 → x = 1; mmuối = 0,01.(R + 52,5x + 45y) = 1,815. Thay x = y = 1 vào ta được R = 84 (C6H12) → A là H2NC6H12COOH.

- Do A là a - amino axit và có mạch C không phân nhánh nên A có công thức cấu tạo của A là:   

            CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH          

b. Viết đồng phân của A và gọi tên:

- Khi thay đổi vị trí nhóm NH2

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH(NH2) – CH2 – COOH           Axit 3 – aminoheptanoic

CH3 – CH2 – CH2 – CH(NH2) – CH2 – CH2 – COOH           Axit 4 – aminoheptanoic

CH3 – CH2 – CH(NH3) – CH2 – CH2 – CH2 – COOH           Axit 5 – aminoheptanoic

CH3 – CH(NH2) – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – COOH           Axit 6 – aminoheptanoic

H2N – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – COOH        Axit 7 – aminoheptanoic

- Thay đổi cấu tạo gốc hidrocacbon, giữ nguyên vị trí nhóm NH2

CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – C(CH3)(NH2) – COOH               Axit 2 – amino – 2 – metylhexanoic

CH3 – CH2 – CH2 – CH(CH3) – CH(NH2) – COOH             Axit 2 – amino – 3 – metylhexanoic

CH3 – CH2 – CH(CH3) – CH2 – CH(NH2) – COOH             Axit 2 – amino – 4 – metylhexanoic

CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH             Axit 2 – amino – 5 – metylhexanoic

CH3 – CH2 – CH2 – C(C2H5)(NH2) – COOH                        Axit 2 – amino – 2 –etylpentanoic

CH3 – CH2 – CH(C2H5) – CH(NH2) – COOH                       Axit 2 – amino – 3 –etylpentanoic

CH3 – CH2 – CH­(CH3) – C(CH3)(NH2) – COOH                  Axit 2 – amino – 2,3 – đimetylpentanoic

CH3 – CH(CH3) – CH2 – C(CH3)(NH2) – COOH                  Axit 2 – amino – 2,4 – đimetylpentanoic

CH3 – CH(CH3) – CH(CH­3) – CH(NH2) – COOH                Axit 2 – amino – 3,4 – đimetylpentanoic

CH3 – CH(CH3) – C(C2H5)(NH2) – COOH                           Axit 2 – amino – 2 – etyl – 3 – metylbutanoic

CH3 – C(CH3)2 – C(CH3)(NH2) – COOH                              Axit 2 – amino – 2,3,3 – trimetylbutanoic