Chuyên đề 4. Phi kim 2 - Nhóm VA và IVA

Cacbon

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

     C có nhiều dạng thù hình: kim cương, than chì và C vô định hình, fuleren:

- Kim cương là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Kim cương có cấu trúc tinh thể nguyên tử và cứng nhất trong tất cả các chất.

- Than chì là tinh thể màu xám đen, có ánh kim, dẫn điện tốt nhưng kém kim loại. Tinh thể than chì có cấu trúc lớp.

Kim cương và than chì

Xem tiếp...

Silic và hợp chất của silic

A. SILIC

I. Tính chất vật lí

     Silic có 2 dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.

- Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.

- Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.

Tinh thể Si

II. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của Si: -4; 0; +2; +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng) nên Si có cả tính khử và tính oxi hoá.

- Silic vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn silic tinh thể.

Xem tiếp...

Muối cacbonat

     Muối cacbonat là muối của axit cacbonic, nó gồm 2 loại nhỏ là muối cacbonat CO32- và hiđrocacbonat HCO3-.

I. TÍNH TAN

     Các muối cacbonat trung hoà của kim loại kiềm (trừ Li2CO3), amoniac và các muối hidrocacbonat dễ tan trong nước (trừ NaHCO3 ít tan). Các muối cacbonat trung hoà của những kim loại khác không tan hoặc ít tan trong nước.

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Sự thuỷ phân

     Muối cacbonat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:

Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

CO32- + H2O ↔ HCO3- + OH

→ trong một số phản ứng trao đổi Na2CO3 đóng vai trò như 1 bazơ:

Xem tiếp...

Cacbon đioxit

     Cacbon đioxit có công thức phân tử là CO2. Nó còn có tên gọi khác là khí cacbonic hoặc anhiđrit cacbonic.

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Cấu tạo của CO2 là O=C=O.

Cấu tạo phân tử CO2

- Là khí không màu, vị hơi chua. Tan ít trong nước. CO2 khi bị làm lạnh đột ngột là thành phần chính của nước đá khô. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để làm môi trường lạnh và khô, rất tiện lợi để bảo quản thực phẩm.

Xem tiếp...

Cacbon monooxit

I. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Công thức phân tử: CO.

- Cấu tạo của CO là C≡O (trong đó có 1 liên kết thuộc kiểu cho - nhận).

Cấu tạo phân tử CO

- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước và rất bền với nhiệt.

- CO là khí độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí O2.

Xem tiếp...

Lí thuyết về Cacbon, Silic và hợp chất của chúng

 A. CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON

I. Cacbon

1. Tính chất vật lí

     C có nhiều dạng thù hình: kim cương, than chì và C vô định hình, fuleren:

- Kim cương là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Kim cương có cấu trúc tinh thể nguyên tử và cứng nhất trong tất cả các chất.

- Than chì là tinh thể màu xám đen, có ánh kim, dẫn điện tốt nhưng kém kim loại. Tinh thể than chì có cấu trúc lớp.

Kim cương và than chì

Xem tiếp...

Phân bón hóa học

- Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

Vai trò của phân bón hóa học

- Phân bón hóa học gồm có 3 loại là: phân đạm, phân lân và phân kali.

I. PHÂN ĐẠM

- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3- và ion amoni NH4+.

- Độ dinh dưỡng của phân đạm bằng hàm lượng % N trong phân.

- Một số loại phân đạm thường dùng: NH4Cl, NH4NO3 (đạm 2 lá), (NH4)2SO4, NaNO3, (NH2)2CO (urê)...

Xem tiếp...

Muối photphat

1. Khái niệm và tính chất vật lí

- Có 3 loại: PO43-, HPO42- và H2PO4-.

- Tất cả muối H2PO4- đều tan; muối PO43- và HPO42- chỉ có muối của kim loại kiềm và amoni tan được.

2. Tính chất hóa học

-  Muối photphat có đầy đủ các tính chất hóa học của muối.

-  Các muối photphat của kim loại kiềm dễ bị thủy phân trong dung dịch tạo môi trường bazơ:

Xem tiếp...

Oxit và axit của photpho

      Photpho tạo được nhiều loại oxit và axit khác nhau nhưng P2O5 và H3PO4 là những hợp chất hay gặp nhất trong các bài tập.

I. ĐIPHOTPHO PENTAOXIT - P2O5

1. Tính chất vật lí

     Là chất khói trắng, không mùi, háo nước và dễ chảy rữa thường dùng để làm khô các chất.

2. Tính chất hóa học

     P2O5 có tính chất của một oxit axit.

- Tác dụng với nước:

P2O5 + H2O → 2HPO3 (axit metaphotphoric)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (axit photphoric)

Xem tiếp...

Photpho

     Photpho thuộc nhóm VA (cùng nhóm với nitơ) nhưng ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ rất nhiều.

1. Tính chất vật lí

     Thường gặp 2 dạng thù hình phổ biến là P đỏ và P trắng:

So sánh P trắng và P đỏ

- P trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, giống sáp, cấu trúc mạng tinh thể phân tử. P trắng mềm, dễ nóng chảy. P trắng không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ; rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da; bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 400c, bảo quản bằng cách ngâm trong nước. Ở nhiệt độ thường, P trăng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

Xem tiếp...