Chuyên đề 4. Phi kim 2 - Nhóm VA và IVA

Lí thuyết về photpho và hợp chất của photpho

I. PHOTPHO

1. Tính chất vật lí

     Thường gặp 2 dạng thù hình phổ biến là P đỏ và P trắng:

So sánh P trắng và P đỏ

- P trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, giống sáp, cấu trúc mạng tinh thể phân tử. P trắng mềm, dễ nóng chảy. P trắng không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ; rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da; bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 400c, bảo quản bằng cách ngâm trong nước. Ở nhiệt độ thường, P trăng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

- P đỏ là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime, khó nóng chảy và khó bay hơi hơn P trắng; không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường, dễ hút ẩm và chảy rữa, bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối. Chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500c. Khi đun nóng không có không khí, P đỏ chuyển thành dạng hơi, khi làm lạnh thì hơi của nó ngưng tụ lại thành P trắng.

Xem tiếp...

Phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit

     Bài toán về phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi tuyển sinh. Trong môi trường axit, muối nitrat cũng có tính oxi hóa mạnh như HNO3. Vì vậy cách thức phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit với các chất khử cũng tương tự như phản ứng của axit HNO3. Bài toán này còn được gọi là bài toán ba thành phần.

Ví dụ: Cu không phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch KNO3 nhưng lại có phản ứng với dung dịch chứa hỗn hợp 2 chất này:

3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2KCl + 2NO + 4H2O

Khi giải bài toán dạng này, cần lưu ý:

Xem tiếp...

Nhiệt phân muối nitrat

     Nhiệt phân là phản ứng đặc trưng của muối nitrat. Các muối nitrat đều dễ bị nhiệt phân. Tùy thuộc vào cation trong muối mà phản ứng nhiệt phân có thể xảy ra theo các hướng khác nhau.

1. Nếu muối nitrat của kim loại đứng trước Mg  muối nitrit và O2

M(NO3)n → M(NO2)n + n/2O2                       

ví dụ:  

NaNO3 → NaNO2 + 1/2O2

2. Nếu muối của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu)  oxit kim loại + NO2 + O2

Xem tiếp...

Axit nitric tác dụng với phi kim và hợp chất

     Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh và tính axit mạnh, nó có khả năng tham gia phản ứng với nhiều loại chất khác nhau. Tính oxi hoá mạnh của axit này được thể hiện trong phản ứng với kim loại, với phi kim, với các hợp chất có tính khử khác. Bài viết này chỉ đề cập đến phản ứng của HNO3 với phi kim và các hợp chất có tính khử.

1. Tác dụng với phi kim

     Khi cho axit HNO3 đặc tác dụng với phi kim ta được NO2, H2O và oxit của phi kim.

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

2. Tác dụng với các chất khử khác (oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất...)

Xem tiếp...

Axit nitric tác dụng với kim loại

     Phản ứng với kim loại là phản ứng thường gặp nhất của axit nitric. Đây cũng là bài toán thường gặp trong các đề kiểm tra và thi tuyển sinh. Việc giải bài toán khá đơn giản nếu học sinh nắm vững lí thuyết và biết vận dụng phương pháp giải phù hợp.

1. Lí thuyết

- HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối nitrat + H2­O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).

M + HNO3 → M(NO3)n + H2O + NO2 (NO, N2O, N2, NH4NO3)

Phản ứng của Cu với HNO3

Phản ứng của Cu với axit HNO3

Xem tiếp...

Lí thuyết về axit nitric

     Axit nitric HNO3 là một trong những hoá chất cơ bản và quan trọng hàng đầu.

1. Tính chất vật lí

- Là chất lỏng, không màu, tan tốt trong nước (C < 65%).

Lọ đựng axit HNO3 trong phòng thí nghiệm

- Trong điều kiện thường, dung dịch có màu hơi vàng do HNO3 bị phân hủy chậm:

4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2

→ phải đựng dung dịch HNO3 trong bình tối màu.

2. Tính chất hóa học

a. HNO­3­ là một axit mạnh

Xem tiếp...

Amoniac và muối amoni

I. AMONIAC

1. Cấu tạo và tính chất vật lí

- Công thức phân tử: NH3

Mô hình phân tử amoniac

- Là chất khí không màu, mùi khai và xốc. Tan nhiều trong nước.

2. Tính chất hóa học

a. Tính bazơ yếu (do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N)

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

- Các phản ứng minh họa:

Xem tiếp...

Nitơ

 1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

- Cấu tạo phân tử: N2 (N ≡ N).

- Chất khí, không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy.

Bình đựng khí N2

2. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của N: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Vì phân tử chứa liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường, nitơ là một chất ít hoạt động chỉ tham gia phản ứng ở nhiệt độ cao. Nitơ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.

Cấu tạo phân tử N2

Xem tiếp...

Lí thuyết về nitơ và hợp chất của nitơ

I. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ

- Nhóm nitơ (nhóm VA) gồm các nguyên tố: N, P, As, Sb, Bi.

Khái quát về các nguyên tố nhóm VA

- Cấu hình e lớp ngoài cùng: ns2np3.

- Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có mức oxi hóa cao nhất là +5, ngoài ra còn có các mức -3 và +3. Riêng N còn có thêm các mức oxi hóa +1, +2 và +4.

- Từ N đến Bi: tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần; tính axit của các oxit và hidroxit giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần.

- Hợp chất với H của các nguyên tố nhóm VA đều có dạng RH3. Độ bền nhiệt giảm dần từ NH3 đến BiH3. Dung dịch của chúng không có tính axit.

Xem tiếp...