Chương 4. Polime và Vật liệu Polime

Lý thuyết về polime

I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP

1. Khái niệm 

- Là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau.

 - Công thức tổng quát: (A)n trong đó:

+ n: là hệ số trùng hợp, hệ số polime hóa, độ polime hóa.

+ A là mắt xích.

- Tên polime = Poli + tên monome.

2. Phân loại

a. Theo nguồn gốc

- Polime thiên nhiên (có sẵn trong thiên nhiên: tơ tằm, tinh bột, protein, cao su thiên nhiên, xenlulozơ..):


Bông với thành phần chính là xenlulozơ - polime thiên nhiên

Xem tiếp...

Mối quan hệ M và n trong polime

     Các polime thường gặp đều được tạo bởi nhiều mắt xích giống nhau hoặc tương tự nhau liên kết với nhau tạo nên và đều được biểu diễn là (mắt xích)n. Vì vậy trong phần polime có một dạng bài tập đặc trưng là bài toán dựa trên mối quan hệ giữa M, n và cấu tạo của một mắt xích. Cụ thể ta luôn có: M = n. Mmắt xích

     Ví dụ: một đoạn mạch xenlulozơ có 1200 mắt xích thì có M = 1200.162 =194400 (ở đây 162 là M của một mắt xích xenlulozơ C6H10O5)

     Vấn đề mấu chốt nhất của dạng bài tập này là các bạn phải thuộc cấu tạo của các loại polime thường gặp.

- Với polime trùng hợp thì ta có: Mpolime = n.Mmonome

- Với Polime đồng trùng hợp thì: Mpolime = n.(Mmonome1 + Mmonome2...)

- Với polime trùng ngưng thì: Mpolime = n.(Mmonome - 18)

- Với polime đồng trùng ngưng thì: Mpolime = n.(Mmonome1 + Mmonome2...+ Mnonomex - x.18)

Xem tiếp...

Tính chất hóa học của polime

     Các polime khác nhau có tính chất hóa học rất khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo của polime thậm chí cả cách điều chế nên polime đó. Các phản ứng của polime chủ yếu xảy ra ở nhóm chức hoặc ở các liên kết pi. Dựa vào sự biến đổi số lượng mắt xích trước và sau phản ứng có thể chia thành ba loại phản ứng sau:

Xem tiếp...

Điều chế và ứng dụng của polime

     Tùy theo loại polime mà các phương pháp điều chế khác nhau. Với polime thiên nhiên chúng ta không phải điều chế mà chỉ cần nuôi trồng, khai thác. Ví dụ: nuôi tằm để lấy tơ, nuôi cừu lấy lông, ... Với polime nhân tạo thường dùng các phản ứng đặc thù như cho xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic để điều chế tơ axetat, tác dụng với CS2 trong NaOH rồi phun vào axit để điều chế tơ visco,...

Xem tiếp...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN RA MỘT CHẤT LÀ POLIME?

Polime là một loại chất quan trọng có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên trong thực tế khi nói về polime đa số các bạn sẽ nghĩ ngay đến « tiền » ??? Vậy làm thế nào để nhận ra một chất là polime các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm về polime :

“Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên

Từ polime xuất phát từ hai từ « poli » nghĩa là rất nhiều và « meros » nghĩa là phần. Như vậy polime nghĩa là rất nhiều phần hợp lại với nhau tạo nên

Để nhận ra một chất là polime hay không chúng ta có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau :

+ Dấu hiệu về CTCT : luôn có dạng (…)n

Ví dụ : ( - CH­2 – CH2 - )n; (C6H10O5)n; …

Dấu hiệu về tên : thường bắt đầu bằng Poli…. ; Nhựa…. ; Cao su….. ; Tơ ….

Ví dụ : Poli Etilen ; Poli (Metyl Metacrylat) ; Nhựa novolac ; Cao su BuNa ; tơ tằm…

Dấu hiệu về kí hiệu : thường bắt đầu bằng P…

Ví dụ : PE ; PVC ; PMM ; PS ; PVA ; PP ; …

Dấu hiệu về M : thường có KLPT rất lớn : hàng ngàn đến hàng triệu u

Một khó khăn lớn trong học phần về polime đó là nhớ tên các polime và các monome sinh ra chúng. Đó là vì mỗi monome hoặc polime có thể có nhiều tên gọi khác nhau.

Bạn hãy thử sức mình với ô chữ sau nhé. Trong ô chữ có 19 từ liên quan đến polime đấy !

Đáp án:

1. Cao su BuNa

2. Cao su Isopren

3. Capron

4. Enang

5. Lapsan

6. Nitron

7. Olon

8. Poliamit

9. Polieste

10. Polietilen

11. Polipeptit

12. Polistiren

13. Polivinylclorua

14. Protein

15. Teflon

16. thủy tinh hữu cơ

17. Tinh bột

18. Trùng hợp

19. Trùng ngưng