Chương 7. Sắt và Một số kim loại quan trọng

Các oxit của sắt

     Sắt tạo được 3 loại oxit khác nhau là FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Fe3O4 có tên gọi là oxit sắt từ có thể xem là hỗn hợp đồng số mol của FeO và Fe2O3 (Fe3O4 = FeO.Fe2O3).

1. FeO 

- Là chất rắn, đen, không tan trong nước.

- Tính chất hoá học:

+ Là oxit bazơ:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O

+ FeO là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh: H2, CO, Al → Fe:

FeO + H2 → Fe + H2O (t0)

FeO + CO → Fe + CO2 (t0)

3FeO + 2Al → Al2O3 + 3Fe (t0)

+ FeO là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:

4FeO + O2 → 2Fe2O3

3FeO + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Điều chế FeO:

FeCO3 → FeO + CO(nung trong điều kiện không có không khí)

Fe(OH)2 → FeO + H2O (nung trong điều kiện không có không khí)

2. Fe3O4 (FeO.Fe2O3)

 - Là chất rắn, đen, không tan trong nước và có từ tính.

- Tính chất hoá học:

+ Là oxit bazơ:                        

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

+ Fe3O4 là chất khử:               

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

+ Fe3O4 là chất oxi hóa:         

Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O (t0)

Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2 (t0)

3Fe3O4 + 8Al → 4Al2O3 + 9Fe (t0)

- Điều chế: thành phần quặng manhetit

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (t0)

3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (< 5700C)

3. Fe2O3

- Là chất rắn, nâu đỏ, không tan trong nước.

- Tính chất hoá học:

+ Là oxit bazơ:            

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

+ Là chất oxi hóa:        

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O (t0)

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (t0)

Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe (t0)

- Điều chế: thành phần của quặng hematit

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (t0)

     Mời các bạn tham khảo một số bài tập sau: